Cầm một ly cà phê đang bốc hơi ngụm một miếng là một cử chỉ khá phổ biến trên thế giới, nhưng chỉ một vài người thắc mắc về nguồn gốc của loại thức uống này. Nó không chỉ mang nguồn gốc lịch sử sâu xa mà còn mang một ý nghĩa xã hội cực kì sâu sắc.

Vào thế kỷ thứ 9 ở vùng đất Ethiopia xinh đẹp.

Có rất nhiều câu chuyện nhắc đến nguồn gốc của cà phê, câu chuyện về cà phê đầu tiên được bắt đầu từ tỉnh Kaffa của Ethiopia. Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671,Người ta tin rằng Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) có chàng trai tên là Kaldi đã phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.

Kaldi và bầy dêKaldi và bầy dê (ảnh: sưu tầm).

Truyền Thuyết cà phê và Mohamet:

Được biết đến ít hơn đó là truyền thuyết nhắc đến Mohamet, một ngày khi nhà tiên tri cảm thấy rất buồn chán và thánh Grabiel đã đưa cho ông một lọ thuốc độc để ông được về với thánh Alah, nước uống đó có màu đen thẫm như màu của những viên đá ở Mecca, khi uống xong thì ông kêu lên “Qahwa”, nhưng khi uống xong ông không thấy mình về với Alah mà ông cảm thấy như mình có một sức lực dồi dào và từ đó ông tiếp tục công việc truyền đạo của mình.
Theo tiếng Ả Râp thì “Qahwa” có nghĩa là thức uống được tạo ra từ nước của hạt quả. Cà phê được xem như loại thức uống kích thích mạnh giống như rượu vậy, và ngoài ra nó còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh.
Sau đó từ “Qahwa” được người Thổ Nhĩ Kì đọc là “Kahve” và đây là ý nghĩa thực của chữ “cà phê” trên thế giới hiện nay. Có người lại giải thích cách khác theo địa lý là vùng Ethiopia có một khu vực mà cây cà phê mọc dại có tên là caffa, nên lấy tên đó đặt tên cho loại thức uống này.

Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

Du nhập vào châu Âu.

Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) đồ uống này càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán nhỏ ở vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể từ năm1532 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê.

Quán cà phê ở Ba TưQuán cà phê ở Ba Tư (ảnh : sưu tầm).

Ở Constantinopolis (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517 (khi ông hoàng Selim I chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 1554 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 1645 quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia.

Năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm1672.

Năm 1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được 500 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694)

Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690(có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

Nguồn: Sưu Tầm



Nguồn Gốc Hạt Arabica Và Cách Pha Chế Cà Phê Đầu Tiên Trên Thế Giới
Ethopia được biết đến là cội nguồn cà phê và những cư dân trên miền đất này chính là những người uống cà phê đầu tiên trên thế giới. Hãy cùng tìm hi...
Văn Hóa Thưởng Thức Cà Phê Hà Nội
Cà phê Hà Nội lạ lắm, nó bình yên nhẹ nhàng như chính cách sống của người Hà Thành. Ngồi lặng yên bên ly cà phê, ngắm nhìn thời gian tí tách rơi , h...
Để lại một bình luận